1. Vị trí địa lý:
Đoan Hùng là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Thọ, phía Đông Nam giáp huyện Phù Ninh, phía Nam giáp huyện Thanh Ba, phía Tây Nam và phía Tây giáp huyện Hạ Hòa, đều là các huyện của tỉnh Phú Thọ, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái, phía Bắc và phía Đông giáp các huyện Yên Sơn và Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang.
Khu vực phía Tây Bắc của huyện có đoạn cuối của sông Chảy chảy qua và hợp lưu với sông Lô chảy từ Tuyên Quang về tại thị trấn Đoan Hùng tạo nên một ngã ba sông đẹp huyền diệu, lung linh soi bóng tượng đài Chiến thắng sông Lô rồi chảy tiếp về phía Nam của huyện.
Đoan Hùng có hai tuyến Quốc lộ chạy qua, Quốc lộ số 2 từ Hà Nội đi Tuyên Quang, Hà Giang và Quốc lộ 70 từ thị trấn Đoan Hùng đi Yên Bái, Lào Cai.
- Diện tích tự nhiên của huyện Đoan Hùng là 302,4 km²
- Dân số (năm 2010): 110 542 người.
2. Đơn vị hành chính:
- Thị trấn: 01 (thị trấn Đoan Hùng)
- Xã: 21 ( Hùng Xuyên; Vân Du; Chí Đám; Hợp Nhất; Hùng Long; Vụ Quang; Minh Phú; Chân Mộng; Vân Đồn; Minh Tiến; Tiêu Sơn; Yên Kiện; Sóc Đăng; Ngọc Quan; Phú Lâm; Tây Cốc; Ca Đình; Phúc Lai; Bằng Luân; Bằng Doãn; Minh Lương).
(Một góc thị trấn Đoan Hùng. ảnh Quý Đông)
3. Truyền thống lịch sử:
- Ngày 24/10/1947, tại đoạn sông Lô chảy qua xã Chí Đám gần ngã ba sông Lô - sông Chảy đã diễn ra trận chiến đấu ác liệt của bộ đội chủ lực phối hợp với dân quân du kích địa phương đánh đắm 5 tàu chiến của thực dân Pháp, tiêu diệt và bắt sống trên 300 tên địch, thu nhiều chiến lợi phẩm, lập nên chiến thắng sông Lô lịch sử oai hùng.
( Các Đ/c Bí thư Huyện ủy qua các thời kỳ. Ảnh Quý Đông)
- Năm 1952, bộ đội chủ lực cùng nhân dân xã Chân Mộng đã anh dũng chiến đấu tiêu diệt quân viễn chinh Pháp tại Cầu Hai lập nên chiến thắng Chân Mộng – Trạm Thản.
- Huyện Đoan Hùng và 5 xã: Chân Mộng, Chí Đám, Hữu Đô, Đại Nghĩa, Phú Thứ được Nhà nước phong tặng danh hiệu: "Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Pháp".
(Thanh niên Đoan Hùng hăng hái lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Ảnh Quý Đông)
- Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng ngàn người con của Đoan Hùng theo tiếng gọi của Đảng đã lên đường tòng quân giết giặc:
+ 1297 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ tổ quốc.
+ 38 bà mẹ VNAH.
+ 1529 thương, bệnh binh.
+ 11 lão thành cách mạng và cán bộ tiền khởi nghĩa.
+ 9 gia đình có công với cách mạng.
- Chi bộ Đảng đầu tiên (Tiền thân của Đảng bộ huyện Đoan Hùng) được thành lập ngày 19/8/1947 gồm 3 đảng viên chính thức là các đ/c Nguyễn Mai, Hà Thị Tảo và Mai Quốc Lâm, đ/c Nguyễn Mai được bầu làm Bí thư chi bộ.
Ảnh Đ/c Nguyễn Mai - Bí thư chi bộ Trần Phú - Tiền thân của Đảng bộ huyện Đoan Hùng
- Ngày 20/3/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm huyện Đoan Hùng và nói chuyện với cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (nay là thị trấn Đoan Hùng).
4. Những thành tựu về KT- XH tính đến hết năm 2015.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân: 807%/năm.
- Sản lượng lương thực đạt 46 nghìn tấn.
- Bình quân thu nhập đầu người đạt 25,2 triệu/năm.
- Thu ngân sách năm 2015 đạt 147 tỷ, vượt 29,8%.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1300 tỷ đồng.
- Độ che phủ rừng đạt 42% diện tích đất tự nhiên.
- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,38%.
- 1 xã cơ bản đạt chuẩn NTM, 5 xã đạt từ 15 đến 17 tiêu chí.
- 84,5% số hộ gia đình, 81,8% số khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa.
5. Đặc sản:
(Bưởi Sửu Đoan Hùng. Ảnh Quý Đông)
- Bưởi Đoan Hùng: Đặc sản nổi tiếng trong cả nước với 2 vùng bưởi Chí Đám và Bằng Luân, Diện tích trồng bưởi đạt 1700 ha ở hầu hết các xã trong huyện, trồng thêm hàng trăm ha bưởi Diễn, sản lượng đạt 9000 tấn, giá trị kinh tế trên 100 tỷ đồng. Hiện nay cây bưởi ở Đoan Hùng đã giúp nhiều hộ dân xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.